• Hotline : 0933.759.139
  • Địa chỉ: 540/8A Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, Tp HCM
0

Giỏ hàng của bạn

Đang có 0 sản phẩm

0

Giỏ hàng của bạn

Đang có 0 sản phẩm

Hướng dẫn cách tự lắp đặt rèm cuốn tại nhà đơn giản

Thứ năm, 06/05/2021, 18:20 GMT+7

Rèm cuốn là 1 trong những mẫu rèm cửa thông dụng nhất hiện nay, rèm cuốn được sử dụng nhiều nhất là dành cho các văn phòng, tòa nhà. Lý do rèm cuốn được sử dụng nhiều nguyên nhân chính là do mẫu rèm cửa này có giá rất rẻ và không chiếm nhiều diện tích. Thông thường khi cần lắp đặt rèm cuốn mọi người thường liên hệ với các công ty, cửa hàng làm rèm cửa và nhờ nhân viên của họ đến đo đạc và lắp đặt. Tuy nhiên, cũng có nhiều gia định chỉ cần lắp đặt số lượng rèm cửa rất ít, hoặc là lắp đặt cho các cửa nhỏ nên lại muốn tự mua về để lắp đặt, chính vì vậy ở bài viết này công ty rèm cửa Alodi sẻ hướng dẫn các bạn chi tiết từ cách đo, đến cách lắp đặt loại rèm cuốn này.

rem-cuon-cach-lap-dat

Rèm cuốn là mẫu rèm cửa sổ thông dụng nhất hiện nay

Để lắp đặt rèm cuốn được chính xác đầu tiên chúng ta cần phải xác định được 2 thông số đó là chiều ngang và chiều cao của cửa chúng ta cần lắp đặt là bao nhiêu. Khi đã có kích thước rồi thì chỉ cần gửi kích thước này cho bên làm rèm cửa và bảo họ làm đúng theo kích thước này là được. Để xác định được kích thước chiều ngang và chiều cao của cửa chính xác chúng ta cần xác định rỏ xem rèm cuốn của chúng ta sẻ lắp lọt lòng bên trong cửa hay lắp nằm bên ngoài cửa. Việc bắt lọt lòng bên trong hay bên ngoài thì phải tùy thuộc vào thiết kế phần cửa sổ và tùy thuộc vào cả sở thích của chủ nhà nữa. Phụ thuộc vào việc rèm cuốn của chúng ta sẻ lắp đặt bên trong hay bên ngoài mà cách đo của chúng ta cũng khác nhau.

Trường hợp 1: Rèm cuốn lắp đặt lọt lòng bên trong cửa

        + Chiều ngang = Chiều ngang thực tế đo được - 1cm

        + Chiều cao = Chiều cao thực tế đo được - 1cm

Tại sao chiều ngang và chiều cao lại trừ đi 1cm, vì nếu bạn không trừ lại 1cm thì rất có thể khi bạn lắp đặt rèm cuốn vào cửa sổ của mình sẻ gặp trường hợp rèm cửa không vừa với cửa. Lý do là bạn đã đo quá sát so với kích thước thực tế, và thêm nữa xưởng làm rèm cuốn cho bạn cũng chưa chắc đã cắt chính xác được từng cm với thông số mà bạn gửi.

Trường hợp 2: Rèm cuốn lắp bên ngoài cửa

        + Chiều ngang = Chiều ngang thực tế đo được + 5cm

        + Chiều cao = Chiều cao thực tế đo được + 5cm

Khi rèm cuốn lặp đặt bên ngoài cửa thì cả chiều ngang và chiều cao bạn cần + thêm 5cm nữa, lý do là để phần rèm cuốn này khi lắp lên có thể che được hết phần ô của cửa sổ và ánh nắng không bị lọt qua.

Ví dụ thực tế 1: Bạn có 1 ô cửa sổ muốn bắt lọt lòng bên trong với kích thước bạn đo được lần lượt là chiều ngang: 1m5 và chiều cao 3m. Vậy kích thước bạn cần làm chính xác là bao nhiêu, áp dụng trường hợp 1 bạn sẻ có chiều ngang: 1m5 - 1cm = 1m49 và chiều cao là 3m - 1cm = 2m99. Như vậy bạn chỉ cần gửi kích thước chiều ngang x chiều cao: 1m49 x 2m99 cho bên làm rèm cuốn là được.

Ví dụ thực tế 2: Bạn có 1 ô cửa sổ muốn bắt bên ngoài với kích thước bạn đo được lần lượt chiều ngang 1m5 và chiều cao 3m. Vậy kích thước bạn cần làm chính xác khi đó sẻ là: Chiều ngang = 1m5 + 5cm = 1m55 và chiều cao = 3m + 5cm = 3m5, rất đơn giản phải không nào.

Sau khi đã có số đo thực tế và gửi cho bên làm rèm rồi thì việc tiếp theo cần làm là lắp đặt bộ rèm cửa đó. Thời gian để bên xưởng hoàn thành bộ rèm cửa theo kích thước bạn gửi thông thường khoảng 2 ngày, vì tất cả các loại rèm cửa đều được làm theo số đo của cửa mà bạn đo nên không thể có liền mà chúng ta phải đợi bên xưởng làm. Một bộ rèm cuốn khi hoàn thành thường sẻ gồm 2 phần (rèm cửa và bát treo rèm). Ngoài 2 phần này ra thì để lắp đặt rèm cửa bạn cần chuẩn bị thêm 1 ít đồ nghề nữa để tiền hành cho bước tiếp theo là treo rèm.

Các đồ dùng cần thiết để treo rèm cuốn

1. Máy khoan

Máy khoan là đồ dùng quan trọng nhất bạn cần phải chuẩn bị để khoan lỗ, bạn có thể dùng các loại máy khoan chuyên dụng để khoan tường, khoan bê tông của boss để giúp việc khoan lỗ được nhanh chóng và dễ dàng.

may-khoan-bosch-so-huu-nhung-che-do-khoan-nao-h5

2. Máy bắn vít hoặc tua vít

Máy bắn vít dùng để bắn vít vặn chặt vào tắc kê khi bắt bát để treo rèm, nếu bạn ko có máy bắn vít thì có thể thay thế bằng 1 chiếc tua vít cũng được nhé.

may-van-vit-dung-pin-bosch-6

Máy bắn vít khoan vít bắt bát treo rèm

tua-vit-3-canh-bat-rem-cuon

Nếu không có máy bắn vít bạn có thể dùng tua vít đầu 3 cạnh như thế này

3. Búa đóng đinh

Búa đóng đinh dùng để đóng tắc kê vào tường khi bạn đã khoan lỗ

bua-dong-dinh-treo-rem-cuon

4. Tắc kê và vít

Tắc kê và vít là 2 phụ kiện bắt buộc phải có để có thể giữ chặt được bát treo rèm vào tường, khi mua tắc kê bạn nên chọn loại tắc kê lớn 1 chút để khi bắt vào tường được chắc chắn.

tac-ke-va-vit-treo-rem-cuon

Với những đồ dùng và phụ kiện như trên là bạn đã có đủ đồ để bắt rèm cuốn rồi, sau khi các bước chuẩn bị đã hoàn tất chúng ta tiến hành khoan lỗ lên tường, sau đó bắn tắc kê treo bát rèm lên nữa là xong.

ichotline Tổng đài CSKH: 0903.88.1737
iczalo Hotline: 0933.759.139
messenger Chat Messenger Facebook
iczalo Chat và nhận khuyến mãi qua Zalo
hotline0933.759.139 message